[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn thảo luận » ..:: Góc học tập ::.. » Văn học đại cương » Thơ Đường Luật
Thơ Đường Luật
adminNgày: Chủ nhật, 17/11/2013, 15:55:53 | Hộp thư # 1
Bính
Nhóm: Quản trị viên
Hộp thư: 67
Giải thưởng: 0
Danh tiếng: 0
Tình trạng: Ngoại tuyến


Thơ Ðường Luật phổ biến
trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Ðường (618-907), có
luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ
Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định.


Thơ Luật có 4 thể:
  • Ngũ ngôn tứ tuyệt
  • Ngũ ngôn bát cú
  • Thất ngôn tứ tuyệt
  • Thất ngôn bát cú.
    Thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được các Cụ ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào
    phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu Xuân...
    Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể Thất ngôn bát cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thí sinh làm một bài. Sau đây xin trình bày khái quát về bố cục và
    luật lệ căn bản của thể thơ này:
  • BỐ CỤC

    Một bài thơ Thất ngôn bát cú có 4 phần:
  • Mạo là mào đầu (vào bài) còn gọi là Ðề, gồm
    • Phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề.
    • Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống.

  • Thực hay Trạng gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề.
  • Luận gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài.
  • Kết gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ.
  •  LUẬT LỆ CĂN BẢN

  • Vần: là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có. Ví dụ: "tà, hoa, nhà, gia, ta" trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần "a".
     Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận.
    Trong Thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng,
    ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho
    đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép (ép vận).
    Ghi chú:
    • Vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu).
    • Vần điệu: điệu là đều đặn, là số chữ đều đặn trong mỗi câu thơ, như điệu Thất ngôn mỗi câu 7 chữ, điệu Lục bát gồm 1 câu 6, 1 câu 8. Riêng điệu ca trù mỗi câu bao nhiêu chữ cũng được, trừ câu chót bắt buộc 6 chữ.
    • Nhịp điệu: nhịp là cách ngắt đoạn đều đặn trong câu thơ. Nhịp điệu là cái dáng đi khi mau khi
      chậm trong thơ.
    • Tiết tấu: tiết là đốt, là đoạn ngắn, tấu là đánh nhạc, là đọc cao lên.
    • Thi nhạc (gồm vần, điệu, nhịp, tiết tấu): nhà thơ dùng âm thanh (tượng thanh), dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặn của vần điệu nhịp điệu,
      sự nhịp nhàng của tiết tấu... làm cho bài thơ đọc lên như một bản nhạc
      gọi là thi nhạc.

  • Ðối: là phép đặt 2 câu thơ đối nhau
    Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là
    sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả
    sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ.
    • Ðối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ...
    • Ðối ý: ví dụ cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong 2 câu thực
      của bài Qua Ðèo Ngang. Trong thể thơ này, 2 câu thực phải đối nhau, 2 câu luận phải đối nhau.

    Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".

  • Luật: tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu thơ theo lệ:
  • Nhất tam ngũ bất luận (một ba năm không bàn): bất luận là không ràng buộc.
  • Nhị tứ lục phân minh (hai bốn sáu rõ ràng): phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh.
    • Nhị bằng tứ trắc lục bằng: hai B bốn T sáu B.

    • Nhị trắc tứ bằng lục trắc: hai T bốn B sáu T.

    Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật
  • Luật bằng vần bằng:
  • Câu 1: B B T T T B B (vần)

  • Câu 2: T T B B T T B (vần)
  • Câu 3: T T B B B T T
  • Câu 4: B B T T T B B (vần)
  • Câu 5: B B T T B B T
  • Câu 6: T T B B T T B (vần)
  • Câu 7: T T B B B T T
  • Câu 8: B B T T T B B (vần)
  • Luật trắc vần bằng:
  • Câu 1: T T B B T T B (vần)

  • Câu 2: B B T T T B B (vần)
  • Câu 3: B B T T B B T
  • Câu 4: T T B B T T B (vần)
  • Câu 5: T T B B B T T
  • Câu 6: B B T T T B B (vần)
  • Câu 7: B B T T B B T
  • Câu 8: T T B B T T B (vần)
  • Luật trắc vần trắc:
  • Câu 1: T T B B B T T (vần)

  • Câu 2: B B T T B B T (vần)
  • Câu 3: B B T T T B B
  • Câu 4: T T B B B T T (vần)
  • Câu 5: T T B B T T B
  • Câu 6: B B T T B B T (vần)
  • Câu 7: B B T T T B B
  • Câu 8: T T B B B T T (vần)
    Âm là tiếng động phát ra khi đọc một nguyên âm. Thanh là độ cao thấp của âm. Mỗi âm trong tiếng Việt có 6 bực độ quy định bởi 6 dấu:
  • Hai thanh BẰNG gồm trầm (dấu huyền) và phù (không dấu).
  • Bốn thanh TRẮC gồm thượng (dấu sắc, dấu ngã) và khứ hay nhập (dấu hỏi, dấu nặng).
    Trong một câu thơ, tất cả những chữ cùng một Thanh nên thay đổi bực độ.

    Trong bài Thất ngôn, chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ, đáng là bằng mà đổi ra
    trắc gọi là khổ độc (nghĩa là khó đọc).

    Trong 1 câu thơ, chữ nào đáng đặt tiếng bằng mà lại đặt tiếng trắc, hay đáng đặt tiếng trắc mà lại
    đặt tiếng bằng thì gọi là thất luật.
  • Niêm: nghĩa là dán cho dính lại. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài dính lại với nhau về âm điệu,
    hay nói một cách khác NIÊM là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ với
    nhau

    • Câu 1 niêm với câu 8
    • Câu 2 niêm với câu 3
    • Câu 4 niêm với câu 5
    • Câu 6 niêm với câu 7

    Hai chữ thứ hai cùng một thanh được sắp xếp như sau đây hay ngược lại:
    • Chữ thứ 2 câu 1: trắc
    • Chữ thứ 2 câu 2: bằng
    • Chữ thứ 2 câu 3: bằng
    • Chữ thứ 2 câu 4: trắc
    • Chữ thứ 2 câu 5: trắc
    • Chữ thứ 2 câu 6: bằng
    • Chữ thứ 2 câu 7: bằng
    • Chữ thứ 2 câu 8: trắc

    Nếu không theo đúng như thế gọi là thất niêm.
  •  VÍ DỤ MẪU

    QUA ĐÈO NGANG

    Bước tới đèo ngang bóng xế tà
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
    Lom khom dưới núi, tiều vài chú
    Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một cảnh tình riêng ta với ta.
    Bà Huyện Thanh Quan

    Ðây là bài thơ Ðường luật thất ngôn bát cú luật trắc (chữ TỚI) vần bằng (chữ TÀ). Niêm luật vần
    đối đúng phép.
    • Bố cục chia làm 4 phần rõ rệt:

    • Mạo: giới thiệu tổng quát cảnh Ðèo Ngang.
    • Thực: tả cảnh Ðèo Ngang.
    • Luận: nhớ nước thương nhà.
    • Kết: tình riêng tác giả.

    • Về vần: năm chữ: tà, hoa, nhà gia, ta: vần với nhau rất chỉnh.
    • Về đối: hai cặp thực và hai cặp luận đối nhau chan chát: chữ đối chữ, ý đối ý.
    • Về luật: luật trắc (ở chữ TỚI). Cả 8 câu thơ đều đúng luật.

    T T B B T T B
    T B B T T B B
    B B T T B B T
    T T B B T T B
    T T B B B T T
    B B T T T B B
    B B T T B B T
    T T B B B T B
    • Về niêm: rất chặt chẽ: chữ TỚI niêm với chữ CẢNH cùng là trắc, chữ CÂY niêm với chữ KHOM cùng
      là bằng, chữ ÐÁC niêm với chữ NƯỚC cùng là trắc, chữ NHÀ niêm với chữ
      CHÂN cùng là bằng.



    HLV Hồ Phi Long
  •  
    Diễn đàn thảo luận » ..:: Góc học tập ::.. » Văn học đại cương » Thơ Đường Luật
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

    Login form